Chuỗi video tự học spss hoàn toàn miễn phí


Chuỗi video tự học spss hoàn toàn miễn phí
» » » TPP là gì và các thach thức và cơ hội khi việt nam gia nhập TPP


1. TPP là gì?

Hiệp định TPP - Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Do lúc đầu chỉ có 4 nước tham gia nên còn được gọi là P4.
 
Khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ do nguyên thủ 3 nước Chile, New Zealand và Singapore (P3) phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mexico. Tháng 4/2005, Brunei xin gia nhập với tư cách thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3 thành P4.

2. Lịch sử hình thành TPP:

Tháng  9 năm 2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP.
Tháng 11 năm 2008, Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP.
Tháng 10 năm 2010, Ma-lai-xia chính thức tham gia vào TPP.

Tháng 12 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách thành viên liên kết (từ đầu 2009), Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP.
Canada và Mexico thông báo gia nhập TPP vào ngày 13/11/2011, và đến tháng 10/ 2012, hai nước này chính thức tham gia đàm phán cùng 9 nước đã tham gia trước đó.
Trước khi vòng đàm phán thứ 18 về TPP kết thúc ở Malaysia hôm 23/7/2013, Nhật Bản đã trở thành thành viên chính thức thứ 12 tham gia đàm phán TPP.

3.Nội dung hiệp định tpp:

Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ tài chính, vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật (TBT), chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa, môi trường, lao động, các vấn đề xuyên suốt liên quan đến thương mại như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa và nhỏ …

Điểm nổi bật nhất của TPP là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa. Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực. Nếu TPP được ký kết, hơn 11000 dòng thuế của các bên tham gia sẽ bị xóa bỏ, từ đó tạo cơ hội cho các nước thành viên đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế, thương mại và đầu tư, tăng xuất khẩu.

4. Các vòng đàm phán TPP:

Vòng 1: 15–19 tháng 3/2010 tại Melbourne, Australia.
Vòng 2: 14–18 tháng 6/2010 tại San Francisco, USA.
Vòng 3: 5–8 tháng 10/2010 tại Brunei
Vòng 4: 6–10 tháng 12/2010 tại Aucklank, New Zealand.
Vòng 5: 14–18 tháng 2/2011 tại Santiago, Chile.
Vòng 6: 24/3 – 1/4/2011 tại Singapore
Vòng 7: 15–24 tháng 6/2011 tại TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Vòng 8: 6–15 tháng 9/2011 tại Chicago, USA.
Vòng 9: 22–29 tháng 10/2011 tại Lima, Peru.
Vòng 10: 5–9 tháng 12/2011 tại Kuala Lumpur, Malaysia
Vòng 11: 2–9 tháng 3/2012 tại Melbourne, Australia.
Vòng 12: 8–18 tháng 5/2012 tại Dallas, USA.
Vòng 13: 2–10 tháng 7/2012 tại San Diego, USA
Vòng 14: 6–15 tháng 9/2012 tại Leesburg, Virginia, USA
Vòng 15: 3–12 tháng 12/2012 tai Auckland, New Zealand
Vòng 16: 4–13 tháng 3/2013 tại Singapore
Vòng 17: 15–24 tháng 5/2013, tại Lima, Peru
Vòng 18: 15–24 tháng 7/2013 tại Kota Kinabalu, Malaysia
Vòng 19 (dự kiến): 22-30 tháng 8/2013 tại Brunei

5. Những thách thức của TPP đối với Việt Nam:

Thị trường nội địa sẽ phải mở cho tất cả các dòng sản phẩm với mức thuế NK giảm nhanh chóng về mức 0%. Nhiều mặt hàng được NH với số lượng lớn, giá rẻ hơn nhiều so với hiện nay có thể đánh bại sản phẩm nội cùng loại.
Ngành nông nghiệp bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ, Australia, Canada.
Nhiều tập đoàn quốc tế với chuỗi cung ứng toàn cầu được khai thác triệt để (điều trước đây họ chưa làm được do chính sách bảo hộ sản xuất trong nước) sẽ thu hút lao động và khai thác tài nguyên trong nước để phát triển sản xuất kinh doanh, gây khó cho các doanh nghiệp nội cùng lĩnh vực.
Để được hưởng ưu đãi nội khối, doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu từ các nước TPP thay vì Trung Quốc. Giá thành sản phẩm sẽ cao hơn, khó bán hàng trên thị trường nội địa.
Sản phẩm Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn từ TPP về tiêu chuẩn lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ… nếu không sẽ không được hưởng ưu đãi.


aaaaaaaaaaaa

Trang Tài Liệu Tổng Hợp Online
Thời gian: 2015-04-10T02:06:00-07:00
Bài viết:TPP là gì và các thach thức và cơ hội khi việt nam gia nhập TPP
Xếp hạng: 5 trên 22 đánh giá

About Unknown

Xin chào! Tôi là Mua Lê sinh ra và lớn lên tại thành phố bảo lộc - lâm đồng
«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply