KHOA TOÁN KINH TẾ ĐÀO
TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
MÔN: TOÁN KINH TẾ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Mục đích:
Trong nhiều năm qua, nội dung thi tuyển cao học của
trường Đại học Kinh tế quốc dân đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển chọn được đầu vào có chất lượng cao cho đào tạo sau đại học. Môn thi Toán Kinh tế nhằm mục đích kiểm tra khả năng vận dụng kiến
thức Toán học để nắm bắt bản chất các mối quan hệ kinh tế, góp phần giúp lựa
chọn ứng viên một cách công bằng, khách quan và phù hợp với mục tiêu - nội
dung đào tạo ở bậc Thạc sĩ tại các trường Đại học khối Kinh tế và
Quản trị kinh doanh.
Để phù hợp hơn với thực tiễn và yêu cầu mới, Trường Đại học Kinh tế quốc dân quyết định
tinh giản và cụ thể hóa nội dung thi tuyển môn Toán Kinh tế, trong đó tập trung
chủ yếu vào các kiến thức phục vụ trực tiếp cho việc học các môn học bậc
Cao học trong đó các kiến thức này đã được giảng dạy ở bậc Đại học.
Yêu cầu:
Thí sinh cần biết vận dụng một cách phù hợp các kiến
thức và phương pháp Toán kinh tế để giải quyết các bài toán kinh tế được nêu trong phần nội dung thi tuyển.
Nội dung thi không có câu hỏi thuần túy toán học, chỉ yêu cầu thí sinh biết vận dụng công thức để tính toán và nắm được ý nghĩa kinh tế của các kết quả tính toán, không yêu cầu chứng minh các định lý.
Nội dung và yêu cầu được trình bày trong văn bản này sẽ là tài liệu giúp định hướng thí sinh trong việc ôn tập thi tuyển được tốt và
trang bị được kiến thức sẵn sàng cho việc học
tập các môn ở bậc Cao học tại
trường Đại học Kinh tế quốc dân. Văn bản này là căn cứ cho việc xây
dựng các đề thi tuyển sinh Cao học từ năm 2015.
NỘI DUNG THI TUYỂN
PHẦN I: TOÁN
CƠ SỞ TRONG KINH TẾ
1.1.
Áp dụng Đại số tuyến tính để giải hệ phương trình tuyến tính
bài toán kinh tế, bài toán xác định điểm cân bằng và phân tích sự thay đổi của điểm cân bằng trong các mô hình như: Mô hình cân bằng thị trường, Mô hình cân bằng
thu nhập quốc dân, Mô hình IS-LM, Mô hình cân đối liên ngành của Leontief (Mô hình I-O).
Bài tập mẫu 1.1.1: Có 4 người đi mua 4 mặt hàng mà
các mặt hàng này có trong ba thị trường
với giá khác nhau. Gọi
aij
là lượng hàng j mà người thứ i mua
(i, j = 1, 2, 3, 4). Gọi bjk (k
= 1,
2, 3; j =1, 2, 3, 4) là giá hàng hoá j trong thị trường k. Hãy tính lượng tiền mua hàng của mỗi người
trong mỗi thị trường theo hai ma trận sau:
A = (aij )
4´4
æ 1 2 3 4 ö
|
= ;
|
ç 6 0 5 4
÷
B = (bjk )
4´3
æ 1 2 3 ö
ç 2 1 3 ÷
= ç ÷
ç 4 3 2 ÷
|
ç 5 4 3 ÷
Hỏi người mua thứ hai sẽ chọn mua trong thị trường nào để mua được số lượng hàng đã định với tổng lượng tiền ít nhất?
Bài tập mẫu 1.1.2: Doanh nghiêp độc quyền A sản xuất và cung ứng cho thị trường hai loại sản phẩm 1, 2 với các hàm cầu Q1, Q2 như sau: Q1=50-3P1+2P2, Q2=30+P1-P2, trong đó Pi,
Qi là giá và sản lượng của sản phẩm i (i = 1,2).
Cho tổng chi phí (TC) của doanh nghiệp để sản
xuất được Q1 và Q2 sản phẩm được xác định bởi
hàm: TC=2Q12+Q2Q1+Q22+C0 , với C0 là chi phí cố định.
a) Hãy sử dụng quy tắc
Cramer xác lập hàm cầu ngược.
b)
Với C0=350, hãy xác định mức cung và giá bán của mỗi loại sản phẩm để tổng lợi nhuận của doanh nghiệp đạt cực đại; nếu chi
phí cố định tăng 1% thì sẽ tác động như thế nào đến mức lợi nhuận tối đa và các giá bán
tương ứng?
1.2.
Tính
tác động tuyệt đối, tương đối của sự thay đổi của một biến số trong mô hình
kinh tế. Trong đó việc tính tác động tuyệt đối chỉ sử dụng đạo hàm (đạo hàm riêng) thuần túy, không xét tới khái niệm vi phân, nghĩa là chỉ tính tác động của sự thay đổi của biến ngoại sinh khi biến ngoại sinh thay đổi 1 đơn vị.
Việc tính tác động tương đối chỉ sử dụng độ co giãn thuần túy, nghĩa là
tác động của một biến khi biến này thay đổi 1%.
aaaaaaaaaaaa
Trang Tài Liệu Tổng Hợp Online
Thời gian: 2016-02-15T06:11:00-08:00
Bài viết:Đề cương ôn thi cao học kinh tế môn toán kinh tế
Xếp hạng:
Thời gian: 2016-02-15T06:11:00-08:00
Bài viết:Đề cương ôn thi cao học kinh tế môn toán kinh tế
Xếp hạng:
No comments: