| |
KHOA KINH TẾ HỌC
|
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
|
MÔN: KINH TẾ HỌC
PHẦN I: KINH TẾ VI MÔ
I. Tổng quan về Kinh tế học
1.Kinh tế học và nền kinh tế
2.Chi phí cơ hội:
-Khái niệm
-Quy luật chi phí cơ hội tăng dần. 3.Khan hiếm và sự lựa chọn
-Bản chất của sự lựa chọn
-Phương pháp phân tích cận biên
II. Lý thuyết cung - cầu
1.Khái niệm, luật cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, phân biệt sự vận động dọc theo đường cầu và dịch chuyển của đường cầu.
2.Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến cung, phân biệt sự vận động dọc theo đường cung và dịch chuyển của đường cung.
3.Cân bằng cung cầu
-Khái niệm cân bằng
-Khái niệm dư thừa, thiếu hụt
4.Sự can thiệp của chính phủ
-Giá trần
-Giá sàn
-Thuế.
5.Sự thay đổi của trạng thái cân bằng.
III.Co giãn của cầu theo giá
1.Khái niệm: co giãn của cầu theo giá
2.Công thức tính (theo đoạn và điểm)
3.Phân loại Edp.
4.Những yếu tố ảnh hưởng đến co giãn của cầu theo giá.
5.Quan hệ giữa TR, P và EdP.
IV. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
1.Lý thuyết lợi ích
-Khái niệm lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích cận biên
-Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
-Xác định lượng tiêu dùng tối ưu, tính thặng dư tiêu dùng.
2.Lý thuyết bàng quan ngân sách
-Đường bàng quan
-Đường ngân sách
-Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
V.Lý thuyết về hành vi người sản xuất
1.Lý thuyết sản xuất
-Hàm sản xuất:
-Sản xuất trong ngắn hạn: năng suất từng yếu tố sản xuất, quy luật năng suất cận biên giảm dần.
2.Lý thuyết chi phí
-Phân biệt các loại chi phí (chi phí tài nguyên, chi phí kinh tế, chi phí kế toán, chi phí chìm).
1
-Chi phí ngắn hạn (FC, VC, TC, AFC, AVC, ATC, MC)
3.Lợi nhuận
-Khái niệm, phân biệt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
-Quy tắc tối đa hóa lợi nhuận.
VI. Cấu trúc thị trường
1.Cạnh tranh hoàn hảo
-Đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
-Sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo
-Đường cung của hãng và của ngành
-Thặng dư sản xuất
2.Độc quyền
-Nguyên nhân dẫn đến độc quyền
-Xác định sản lượng, giá và lợi nhuận của hãng độc quyền
-Phần mất không
-Phân biệt giá cấp 1
CÁC DẠNG CÂU HỎI
1.Câu hỏi đúng/sai: Sử dụng các kiến thức được giới hạn ở trên để giải thích các nhận định đưa ra là đúng hay sai.
2.Câu hỏi trả lời ngắn: sử dụng mô hình cung cầu để phân tích sự thay đổi của giá và sản lượng cân bằng của thị trường trong một số tình huống cụ thể.
3.Bài tập: bao gồm 4 câu hỏi mỗi bài tập tập trung vào các nội dung được giới hạn ở trên đối với một số chủ đề:
a.Cung – cầu và cân bằng thị trường, sự can thiệp của Chính phủ bằng thuế, trợ cấp và kiểm soát giá. Tính toán hệ số co giãn…
b.Xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu, lợi ích tối đa, xác định đường cầu hàng hóa…
c.Xác định sản lượng tối ưu của hãng cạnh tranh hoàn hảo. Điểm đóng cửa và hòa vốn. Thặng dư sản xuất…
d.Quyết định sản xuất của doanh nghiệp độc quyền. Tính phần mất không? Tác động của thuế…
PHẦN II: KINH TẾ VĨ MÔ
I.Đo lường sản lượng và mức giá
1.Tính GDP
a.Phương pháp sản xuất
b.Phương pháp chi tiêu
c.Phương pháp thu nhập
2.Tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế, chỉ số điều chỉnh GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sử dụng qui tắc 70 để ước tính.
3.Phân biệt các thước đo GDP, GNP, NNP, Thu nhập quốc dân, và thu nhập khả dụng.
4.Tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ lệ lạm phát và thu nhập thực tế.
II.Mô hình tổng cung - tổng cầu
1.Tổng cầu của nền kinh tế: Khái niệm tổng cầu và đường tổng cầu: độ dốc và các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cầu.
2.Tổng cung của nền kinh tế: Khái niệm tổng cung và đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn: độ dốc và các nhân tố làm dịch chuyển các đường này.
3.Sản lượng và mức giá cân bằng
2
III.Tổng cầu và chính sách tài khóa
1.Các nhân tố quyết định tổng chi tiêu
a.Tiêu dùng
b.Đầu tư
c.Chi tiêu chính phủ
d.Xuất khẩu ròng
2.Mô hình AE và cách xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng và mở
a.Đường AE
b.Sản lượng cân bằng
c.Số nhân chi tiêu và số nhân thuế
3.Chính sách tài khóa
a.Chính sách tài khóa (mở rộng và thắt chặt)
b.Thâm hụt ngân sách chính phủ
c.Các biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách
IV. Tiền tệ và chính sách tiền tệ
1.Khái niệm và các chức năng của tiền
2.Cung tiền
a.Cơ sở tiền, số nhân tiền và cung tiền
b.Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ.
3.Cầu tiền và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền
4.Thị trường tiền tệ và xác định lãi suất cân bằng
5.Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế
a.Tác động của sự thay đổi cung tiền đến lãi suất, đầu tư, sản lượng và mức giá
b.Các nhân tố quyết định hiệu quả của chính sách tiền tệ
V. Lạm phát
1.Khái niệm và đo lường
2.Phân loại lạm phát (theo nguyên nhân)
a.Lạm phát do cầu kéo
b.Lạm phát do chi phí đẩy
c.Lạm phát kỳ vọng
3.Chi phí của lạm phát được dự tính trước và không được dự tính trước
4.Đường Phillips và mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển đường Phillips.
VI. Kinh tế vĩ mô về nền kinh tế mở
1.Cán cân thanh toán
a.Tài khoản vãng lai
b.Tài khoản vốn
c.Cán cân thanh toán
d.Tài trợ chính thức
2.Thị trường ngoại hối và chế độ tỷ giá hối đoái
a.Cầu về đô la Mỹ
b.Cung đô la Mỹ
c.Xác định tỷ giá và lượng đô la Mỹ được trao đổi tại trạng thái cân bằng
d.Sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối
3.Tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại, sản lượng và mức giá.
3
CÁC DẠNG CÂU HỎI
1.Câu hỏi đúng/sai: Sử dụng các kiến thức được giới hạn ở trên để giải thích các nhận định đưa ra là đúng hay sai.
2.Câu hỏi trả lời ngắn:
a.Bằng lập luận và đồ thị tổng cung – tổng cầu hãy giải thích tác động của các sự kiện đến sản lượng, mức giá, lương thực tế, việc làm và thất nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
b.Bằng lập luận và đồ thị tổng chi tiêu hãy giải thích tác động của các sự kiện đến sản lượng cân bằng.
c.Bằng lập luận và đồ thị thị trường tiền tệ hãy giải thích tác động của các sự kiện đến lãi suất cân bằng.
d.Bằng lập luận và đồ thị trường ngoại hối hãy giải thích tác động của các sự kiện đến tỷ giá hối đoái và lượng ngoại tệ được trao đổi.
3.Bài tập:
a.Tính GDP theo cách tiếp cận sản xuất và chi tiêu.
b.Tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế, chỉ số điều chỉnh GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
c.Tính CPI, tỷ lệ lạm phát và thu nhập thực tế.
d.Xây dựng hàm tổng chi tiêu, tính sản lượng cân bằng, số nhân thuế, số nhân chi tiêu, sự thay đổi tiêu dùng, cán cân ngân sách và cán cân thương mại.
e.Tính số nhân tiền, cung tiền, tác động của sự thay đổi chính sách tiền tệ đến cung tiền và lãi suất.
ĐỀ THI MẪU (Thời gian làm bài: 120 phút)
PHẦN II: KINH TẾ VI MÔ
Câu 1. (1,5 điểm) Hãy cho biết các nhận định dưới đây là Đúng hay Sai, giải thích ngắn gọn và minh họa bằng đồ thị.
a.Tất cả các đường chi phí bình quân của hãng đều có hình chữ U
b.Doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận phải tối đa hóa doanh thu
Câu 2. (1,5 điểm)
Sử dụng mô hình cung – cầu để phân tích sự thay đổi trên các thị trường sau:
a.Chính phủ trợ cấp cho người dân trong mía sẽ tác động như thế nào đến giá và sản lượng cân bằng trên thị trường đường.
b.Cầu sử dụng máy tính ngày càng gia tăng và công nghệ sản xuất máy tính ngày càng được cải thiện sẽ tác động như thế nào đến giá và sản lượng cân bằng trên thị trường máy tính.
Câu 3. (2 điểm)
Cung cầu của sản phẩm X trên thị trường là:
PS = 12,5 + 2Q; PD = 50 – Q
a.Tính giá và lượng cân bằng, doanh thu đạt được bao nhiêu?
b.Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng.
4
c.Giả sử nhà nước lại quyết định trợ cấp 3 đơn vị tiền tệ / đơn vị sản phẩm. Hãy xác định mỗi thành viên được hưởng bao nhiêu trên một đơn vị sản phẩm?
d.Minh hoạ các kết quả trên đồ thị
PHẦN II: KINH TẾ VĨ MÔ
Câu 1. (1,5 điểm) Hãy cho biết các nhận định dưới đây là Đúng hay Sai và giải thích ngắn gọn.
a.Giả sử gia đình bạn vừa chi 1 tỷ đồng để mua xe hơi nhập khẩu từ Nhật. Giao dịch đó hoàn toàn không tác động đến GDP của Việt Nam và cơ cấu của nó theo cách tiếp cận chi tiêu.
b.Giả sử người cho vay và đi vay thống nhất về lãi suất danh nghĩa dựa trên dự kiến của họ về lạm phát tương lai. Trong thực tế lạm phát lại thấp hơn mức mà họ dự kiến ban đầu. Khi đó, người cho vay sẽ được lợi hơn, còn người đi vay sẽ bị thiệt hơn so với dự kiến ban đầu.
Câu 2. (1,5 điểm)
Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích điều gì xảy ra với mức giá, sản lượng, việc làm và lương thực tế trong ngắn hạn khi:
a.Chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu.
b.Giá đầu vào mà các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tăng mạnh trên thị trường thế giới.
Câu 3. (2 điểm)
Xét một nền kinh tế đóng trong đó các doanh nghiệp sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu tại mức giá
cho trước. Dưới đây là thông tin về các thành tố của tổng chi tiêu:
| |||
Tiêu dùng:
|
C = 100 + 0,8(Y - T)
|
Đầu tư:
|
I = 250
|
Thuế:
|
T = 0,25Y
|
Chi tiêu chính phủ:
|
G = 190
|
1.Hãy xây dựng hàm tổng chi tiêu.
2.Hãy tính mức sản lượng cân bằng ban đầu.
3.Giả sử chính phủ giảm thu thuế xuống còn 20% thu nhập. Hãy tính mức sản lượng cân bằng mới.
4.Thay vì giảm thuế, để đạt được mức sản lượng cân bằng ở câu 3 chính phủ cần thay đổi chi
tiêu bao nhiêu?
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Vũ Kim Dũng (chủ biên), Giáo trình Kinh tế học vi mô, Nxb Lao động, 2015
2.Vũ Kim Dũng (chủ biên) Bài tập Kinh tế học vi mô, Nxb Lao động, 2015
3.Vũ Kim Dũng, Kinh tế vi mô trắc nghiệm, Nxb Hồng Đức, 2015.
4.Nguyễn Văn Công (Chủ biên), Giáo trình Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô, Nxb Lao động, 2012
5.Nguyễn Văn Công (Chủ biên), Bài tập Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô, Nxb Lao động, 2012
TRƯỞNG KHOA
(đã ký)
PGS TS Vũ Kim Dũng
Trang Tài Liệu Tổng Hợp Online
Thời gian: 2016-02-15T06:01:00-08:00
Bài viết:Đề cương ôn thi cao học kinh tế môn kinh tế học
Xếp hạng:
Thời gian: 2016-02-15T06:01:00-08:00
Bài viết:Đề cương ôn thi cao học kinh tế môn kinh tế học
Xếp hạng:
No comments: